Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Phạm Phú Thứ (1820 - 1882)
Phạm Phú Thứ nguyên tên là Hào, hiệu là Trúc Đường, biệt hiệu là Giá Viên sinh năm Canh Thìn (1820) tại làng Đông Bàn, huyện Diên Phước, nay thuộc xã Điện Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, dòng dõi nhà Nho, thông minh từ nhỏ. Năm 22 tuổi đỗ đầu thi Hương, năm 23 tuổi đỗ đầu thi Hội (Hội nguyên đồng tiến sĩ). Năm 1844, được bổ chức Hành tẩu ở Nội các, năm sau làm Tri phủ Lạng Giang (Bắc Ninh).

 



Năm Tự Đức thứ hai (1849), ông được đề bạt về Viện Tập hiền làm chức Khởi cư chú (thư ký ghi những lời nói và hành động của vua), làm việc ở Tòa Kinh diên (phòng giảng sách của vua). Thấy vua thích đi săn, ham mê vui chơi, xa xỉ, lơ là việc triều chính, ông dâng sớ công khai chỉ trích nhà vua với lời lẽ thiết tha, thẳng thắn, và ông đã phải trả giá đắt là bị cách chức, đày khổ sai ở Trạm bưu chính Thừa Nông (phía Nam Huế) vì tội “phạm thượng”. Ông vẫn thản nhiên chấp hành lệnh nhà vua ra đi, lúc rỗi việc thì câu cá, làm thơ vịnh cảnh. Chuyện đến tai Thái hậu Từ Dũ và bà đã khuyên vua ân xá cho Phạm Phú Thứ, triệu ông về kinh, giao chức vụ mới. Năm sau, ông được phái đi công cán ở Quảng Đông để đới công chuộc tội.

 

Năm 1852, ông được khôi phục hàm Biên tu, năm 1854 cử đi làm Tri phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi); năm 1855 được đề bạt Viên ngoại bộ Lễ; năm 1856 thăng Án sát Thanh Hóa, rồi Án sát Hà Nội. Năm 1860, được thăng Thị lang bộ Lại, rồi sau đó là Thự tả Tham tri bộ này.

 

Năm 1863, ông được cử làm Phó sứ cùng với Chánh sứ Phan Thanh Giản sang Pháp thương thuyết nhằm chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, nhưng không có kết quả.

 

Về đến Huế, ông dâng lên Tự Đức bản tường trình cùng nhiều tài liệu ghi chép những điều đã quan sát được, đặc biệt những phát minh về khoa học kỹ thuật cùng những cảm nghĩ, nhận định về văn minh phương Tây và mạnh dạn đề xuất một phương án canh tân đất nước. Điều đáng tiếc là hầu hết những kiến nghị xác đáng, đầy tâm huyết của ông không được Tự Đức và cả triều đình chấp nhận.

 

Năm 1865, ông được thăng Thự thượng thư bộ Hộ, sung chức Cơ mật viện đại thần. Năm 1874, được cử làm Thự tổng đốc Hải Yên (Hải Dương, Quảng Yên) kiêm Tổng lý Thương chánh đại thần. Tại đây ông đã có nhiều biện pháp khắc phục nạn đói, nạn cướp bóc của bọn thổ phỉ Tàu Ô, tổ chức khai hoang ở hai huyện Đông Triều và Nam Sách, đặt nha Thương chánh ở Ninh Hải, mở cảng ngoại thương ở Hải Phòng, mở trường dạy tiếng Pháp (đây là trường ngoại ngữ đầu tiên ở phía Bắc và Trung Kỳ).

 

Năm 1876, ông được thăng Tổng đốc và năm 1878 hàm Thự hiệp biện Đại học sĩ. Năm 1880, bị bệnh nặng ông được triều đình cho về Kinh điều trị. Ngày 5-2-1882, ông qua đời, hưởng thọ 61 tuổi.

 

Phạm Phú Thứ là một đại thần, một quan cai trị giỏi, một nhà thương thuyết, một doanh điền sứ, một nhà hoạch định chính sách, một nhà khoa học… So với những người cùng thời, ông là người chính trực và có phần vượt trội ở tư tưởng canh tân đất nước với ước vọng đuổi kịp theo trào lưu bên ngoài.

 

Ngoài bộ Giá Viên thi tập và Tây hành nhật ký, Bản triều liệt thánh sự lược toản yếu, Lịch triều thống hệ niên phả toản yếu, ông còn cho in và xuất bản một số sách chuyên môn, kỹ thuật như: Bác vật tân biên (Sách khảo về khoa học tự nhiên), Khai môi yếu pháp (Phương pháp khai mỏ), Hàng hải kim châm (Kỹ thuật đi biển), Vạn quốc công pháp (Công pháp các nước) v.v…
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Lý Nhân Tông (02-07-2013)
    Khúc Thừa Dụ  (28-05-2013)
    Nguyễn Bá Lân  (09-04-2013)
    Từ mùa xuân Kỷ Dậu ấy (14-02-2013)
    Trần Nhật Duật (15-12-2012)
    Mai Hắc Đế - Trần Quốc Vượng  (19-11-2012)
    Nguyễn Trường Tộ (01-11-2012)
    Lê Văn Duyệt  (25-10-2012)
    Hàm Nghi (08-10-2012)
    Lê Văn Khôi  (27-08-2012)
    Việt Vương Triệu quang Phục (? - 571)  (13-08-2012)
    ÔNG ÍCH ĐƯỜNG - người anh hùng trong cuộc dân biến năm 1908 ở Quảng Nam (10-06-2012)
    Trần Thủ Độ  (21-05-2012)
    Nơi gắn liền với chiến công hiển hách của nhà Trần (14-05-2012)
    Như Nguyệt - chiến tuyến chống quân Tống (13-04-2012)
    Ngô Thì Sĩ một tài năng và nhân cách cao đẹp (22-03-2012)
    Trận Ngọc Hồi, Quang Trung dùng bó rơm hay tấm ván? (09-02-2012)
    Lý Công Uẩn  (09-01-2012)
    Lê Đại Hành  (29-12-2011)
    Vua Minh Mạng bắt các địa phương trồng mít (19-11-2011)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152889109.